Chào mừng bạn đến với CÔNG TY TNHH VINH DU!

Một số thông tin cơ bản về thêu vi tính mà có thể bạn nên biết

Chủ nhật,28/08/2022

Administrator

206

Administrator, 28/08/2022

206

Thêu vi tính là một phương pháp thêu được hoạt động trên máy thêu hoạt động theo một chương trình được điều khiển bởi hệ thống máy tính chuyên dụng. Vì đặt tính hoạt động thông minh nên cùng một lúc, máy có thể thêu nhiều mẫu và chính xác gần như tuyệt đối. Cùng tìm hiểu một số thông tin về phương pháp này nhé!


1. Thêu vi tính là gì ?

Thêu vi tính là một phương pháp thêu bằng máy, dựa trên cơ sở thêu thủ công thì người ta đã sử dụng các dòng mã code để lập trình cho chiếc máy vận hành như một người thêu bình thường nhưng với tốc độ nhanh hơn và số lượng lớn hơn.

Đặc biệt phương pháp này đem lại độ chính xác cực lớn và có độ bền rất cao. Người ta đặt tên là thêu vi tính một phần cũng vì sự chính xác gần như tuyệt đối của nó, phần nữa là nó được điều khiển bởi một hệ thống máy tính với công nghệ hiện đại nhất thời bấy giờ.

 

theu-vi-tinh-va-mot-so-dieu-ban-nen-biet-01

 

2. Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ thêu vi tính

Vào thời kỳ cuối những năm 1970 Ông Peter Haase một nhà khoa học người Hà Lan là người đầu tiên xây dựng một bản phác thảo cũng như kế hoạch để triển khai máy thêu vi tính. Nguyên lý vận hành chủ đạo là sử dụng phương pháp đâm thiết kế qua băng giấy sau đó chạy qua một máy thêu.

Chỉ cần có một lỗi nhỏ xảy ra đều có thể dẫn đến tình trạng hư hỏng toàn bộ hệ thống nó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của công nghệ này. Năm 1980 Ông Wilcom đã đưa hệ thống máy thêu vi tính vào sử dụng lần đầu tiên. Hệ thống này được chạy trên một máy tính mini. Hệ thống Melco do Randal Melton và Bill Childs cùng nhau xây dựng đã tạo nên đầu thêu đầu tiên trên khung dệt.

Nhờ vào công nghệ thêu vi tính đã giúp cho nhiều xưởng sản xuất áo thun đồng phục trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn ,chất lượng cũng được nâng cao và đặc biệt giá thành giảm rất nhiều so với trước đây. Mặc dù nhờ vào hệ thống thêu đã cải thiện rất nhiều về tốc độ, chất lượng cũng như số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Vì thế vào năm 1984 máy thêu tự động đã ra đời với sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế mẫu thêu CAD và trình điều khiển CAM. Công nghệ này đã giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Tại Việt Nam thì mãi đến năm 1990 mới bắt đầu sử dụng máy thêu vi tính. Nhưng trong giai đoan này vẫn chưa có hệ thống thiết kế mẫu thêu kèm theo đa phần đều do khách hành cung cấp mẫu thêu.

 

theu-vi-tinh-va-mot-so-dieu-ban-nen-biet-02


3. Ưu nhược điểm của thêu vi tính

Ưu điểm máy thêu vi tính:

  • Giá thành sản phẩm : Giá sản phẩm giảm so với phương pháp truyền thống.
  • Độ chính xác cao.
  • Thời gian sản xuất nhanh chóng.
  • Đa dạng về mũi thêu.

Nhược điểm khi sử dụng máy thêu vi tính:

  • Gặp khó khăn khi thêu các sản phẩm yêu cầu sự tỉ mỉ, cầu kỳ các chi tiết phước tạp.
  • Mức độ sáng rõ không cao.
  • Các đường thêu hơi thô, không mềm mại.
  • Không thêu được trên các loại vải mỏng  và mềm.

 

theu-vi-tinh-va-mot-so-dieu-ban-nen-biet-03


4. Một số thông tin cần biết về máy thêu vi tính

Trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển ngày nay máy thêu vi tính chỉ cần một bản thiết kế chúng ta có thể xuất ra nhiều loại file định dạng khác nhau sau đó đưa vào máy thêu để từ đó điều khiển các hoạt động sản xuất với số lượng hàng lớn. Khi thiết kế bạn nên thiết kế hoặc tạo một số tệp File có thể dễ dàng chỉnh sửa định dạng. Những định dạng thường gặp là: .emb, .exe, .dst, .cnd và .fdr. Từng xưởng sẽ áp dụng một kiểu dịnh dạng khác nhau.

Một số máy hiện đại khi thực hiện thao tác có thể thả một chuỗi Sequin và những vị trị lập trình sẵn, riêng với các kiểu máy thêu từ thời mới ra đời đến ngày nay đều sử dụng một mũi khâu liên khóa. Những định dạng trên may thêu vi tính cuối cùng cần phải chứa các hưỡng dẫn để thực hiện như: Di chuyển đến một ví trí mới theo hai chiều, di chuyển nhưng chặn thanh kim, cắt chỉ, chuyển sang một chủ đề khác. Đây là toàn bộ hành động mà máy có thể thực hiên, thường sẽ tăng 1/10 milimet.  Tiếp đến phần mềm thiết kế phải làm thế nào để có thể tạo mẫu cho các mũi khâu dễ dàng thực hiện và sử dụng nhất. các mũi khâu có thể sẽ là Zig-zag, satin, phẳng…

 

 

Chia sẻ: